TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Thứ năm - 25/05/2023 22:57
Ngành Điện công nghiệp đã và đang trở thành ngành học thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm. Bởi nhu cầu việc làm lớn nhưng khả năng đáp ứng nguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa theo kịp được thực tế. Vậy ngành Điện Công nghiệp là gì? Tương lai phát triển của ngành này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây.
TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
I. NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Ngành Điện công nghiệp là chuyên ngành thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Điện công nghiệp còn là ngành đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong cuộc sống từ sản xuất, kinh doanh cho đến nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của tất cả mọi người, mọi ngành nghề. Yêu cầu công việc đối với kỹ sư ngành Điện công nghiệp phải đảm bảo thực hiện thành thạo các thao tác như: lắp đặt, đấu nối các hệ thống tín hiệu điện, các thiết bị truyền tải điện; vận hành, kiểm tra và sửa chữa, bảo trì các hệ thống thiết bị điện cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư hoặc các thiết bị công nghiệp khác…
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực, phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ - an ninh, an toàn điện.
- Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
- Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng.
 - Khi theo học ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến các đơn vị sử dụng.
- Nắm chắc kiến thức xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Đảm bảo có thể thiết kế, thi công các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, và các máy móc có sử dụng hệ thống điện công nghiệp.
III. CƠ HỘI VIỆC LÀM VỚI NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Tự mở các cửa hàng kinh doanh hoặc làm kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp kinh doanh về vật tư, thiết bị ngành điện, điện công nghiệp.
- Tự mở cửa hàng sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị điện, các loại máy điện, máy bơm nước, lắp đặt hệ thống điện.
- Tự mở doanh nghiệp kinh doanh hoặc làm kỹ thuật viên cho các công ty chuyên về lĩnh vực điện, làm việc tại các công trình từ dân dụng đến công nghiệp, các tòa nhà, khách sạn khi có nhu cầu.
- Tham gia làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện cho các tòa nhà, căn hộ, khách sạn, các nhà máy sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ…
- Làm việc tại các trung tâm, nhà máy sản xuất điện như nhà máy nhiệt điện, thủy điện...
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
  • Mã ngành: 7520207
  • Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A02: Toán – Vật lý – Sinh học
A03: Toán – Vật lý – Lịch sử
A04: Toán – Vật lý – Địa lý
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, p. Mai Dịch, q. Cầu Giấy, tp. Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 301 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH

 
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quảng cáo trượt phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây