TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Thứ ba - 25/04/2023 21:37
Trong nhiều năm gần đây, ngành tài chính ngân hàng luôn là lựa chọn số một của nhiều bạn thí sinh trong các kỳ thi tuyển sinh đại học. Cùng với mức lương cao, chế độ ưu đãi tốt, cơ hội thăng tiến bản thân và những thách thức trong quá trình làm việc đã trở thành động lực để phát triển trong ngành này. Vậy ngành Tài chính ngân hàng là gì? Những cơ hội việc làm khi theo học ngành tài chính ngân hàng? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
 I. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LÀ GÌ?
Ngành Tài chính ngân hàng (tên Tiếng Anh là Finace and Banking) là một ngành nghề bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc luân chuyển tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể, ngành này tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính,… và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính như: các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng, thị trường chứng khoán, ngân hàng đầu tư, quản trị tín dụng,… Sinh viên theo học ngành Tài chính ngân hàng sẽ được cung cấp kiến thức về lĩnh vực tài chính, huy động vốn, phát hành cổ phiếu – trái phiếu, tư vấn cho các doanh nghiệp về các hoạt động trên thị trường như: mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
II. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÓ NHỮNG CHUYÊN NGÀNH, LĨNH VỰC NÀO?
Sinh viên theo học ngành Tài chính ngân hàng tại Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, sẽ được đào tạo theo nhiều chuyên ngành và lĩnh vực như:
-  Tài chính ngân hàng: sinh viên được bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính – tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản ngân hàng; am hiểu quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng; hiểu được các quy trình nghiệp vụ phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, thẩm định hạn mức tín dụng, quy trình hoạch toán kế toán của ngân hàng… và một số kiến thức bổ trợ về thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường chứng khoán.
- Tài chính doanh nghiệp: sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn, tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp; xây dựng kỹ năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; hiểu thêm về quy trình hoạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; nắm được một số quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế.
- Tài chính hải quan: sinh viên được học các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu; am hiểu quy trình thủ tục hải quan, quản lý nhà nước về hải quan, pháp luật trong lĩnh vực hải quan và các cam kết quốc tế về hải quan.
- Tài chính thuế: sinh viên sẽ được học về các lý thuyết thuế, phát luật về thuế và các chính sách thuế, các luật thuế, quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế, nắm chắc quy trình hoạch toán kế toán thuế và được bổ trợ thêm kiến thức pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.
- Tài chính quốc tế: sinh viên sẽ được học về các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy tình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ,… và học thêm về pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế và các cam kết quốc tế về kinh tế.
- Quản lý tài chính công: sịnh viên được cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam, cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Xây dựng nền tảng tư duy về kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể phân tích, đánh gái và thực hành các nghiệp vụ lập dự án, tổ chức chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, quản lý tiền thuế mà người dân đóng góp một cách hiệu quả, công bằng.
- Đầu tư tài chính: sinh viên sẽ có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ đầu tư tài chính, kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường tài chính, những rủi ro và cách thức quản lý rủi ro của các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hoạch toán kế toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
- Phân tích tài chính: sinh viên cần nắm vững lý thuyết về phân tích chính sách tài chính, phân tích dự báo tài chính, phân tích lợi ích chi phí; học cách phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên môn và phức tạp, xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp và phân tích tác động của chính sách tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế.
- Thẩm định giá: sinh viên được đào tạo chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá máy móc thiết bị và kinh doanh bất động sản; nắm vững các nguyên lý và cơ chế vận hành giá cả trong nền kinh tế thị trường; am hiểu các quy định về nghề nghiệp cũng như của Nhà nước về định giá tài sản và kinh doanh bất động sản; có kiến thức vững vàng về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hoạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh – thương mại, tài chính – tiền tệ, chính sách thuế…
- Tài chính bảo hiểm: sinh viên được đào tạo kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; kỹ năng thực hiện công việc đàm phán, thiết lập và quản lý hợp động bảo hiểm, định phí bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư, tổ chức công tác kế toán và lập các báo cáo tài chính,…; kỹ thuật chuyên ngành, pháp luật, quản lý nhà nước, tài chính và kế toán, thương mại trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm; kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội.
- Đầu tư chứng khoán: sinh viên được học kiến thức cơ bản và nâng cao về thị trường chứng khoán, rèn luyện khả năng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật về thị trường chứng khoán. Qua đó có khả năng tham gia đầu tư và quản lý danh mục đầu tư có hiệu quả trên thị trường chứng khoán.
III. NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
- Khả năng tính toán nhanh, ưa thích những con số;
- Có đức tính trung thực đối với ngành này là cực kỳ quan trọng vì số liệu cần phải khách quan và thực tế;
- Thận trọng và chính xác tuyệt đối trong công việc vì chỉ cần một sai sót nhỏ là bạn sẽ gặp phải rắc rối;
- Khả năng sử dụng máy tính thành thạo, giúp nhanh chóng xử lý tốt yêu cầu của khách hàng;
- Hiểu tâm lý khách hàng để đàm phán và giao dịch đối với khách hàng. Tư duy nhanh nhạy trong công việc;
- Có sức khỏe tốt và làm việc dưới áp lực cao;
- Có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn học những thuật ngữ chuyên ngành và thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài vì vậy việc trau dồi cho bản thân vốn tiếng Anh là rất cần thiết.
IV, THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
  • Mã ngành: 7340201
  • Tổ hợp xét tuyển:
             Toán, Vật lý, Hóa học (A00)
             Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
             Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân (C14)
             Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (D20)
             Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).

ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
 
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quảng cáo trượt phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây