TUYỂN SINH LỚP LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP LÊN CAO ĐẲNG NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Thứ hai - 12/12/2022 22:54
Ngành điện tử công nghiệp là gì? Cơ hội tìm được việc sau khi học xong ngành điện từ công nghiệp có dễ dàng không? Là những thông tin mà các bạn trẻ rất quan tâm khi tìm hiểu về ngành học này. Với bài viết dưới đây, sẽ đưa ra những thông tin chi tiết liên quan để các bạn nắm được và có những lựa chọn khi theo học ngành này.
TUYỂN SINH LỚP LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP LÊN CAO ĐẲNG NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
I. THÔNG TIN CHUNG
   Điện tử công nghiệp là là nơi các kỹ sư điện tử thực hiện một số công việc như: kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện tử, mạch điện tử cơ bản cho tới các mạch điện tử trong bộ điều khiển.
   Kỹ sư điện tử công nghiệp là người trực tiếp bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống mạch điện, thiết bị điện tử công nghiệp, bộ điều khiển khởi động hay bộ mạch kỹ thuật bằng công nghệ chuyên dụng như IC hay bộ vi xử lý.
   Họ cũng đảm nhận một số công việc quan trọng khác như: lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử của các xí nghiệp hay dây chuyền công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa những dụng cụ liên quan tới mạch điện, thiết bị điện và điện nói chung. 
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Khi sinh viên theo học ngành Điện tử công nghiệp, nhà trường hướng tới mục tiêu:
  
+ Sinh viên thành thạo năng lực ngoại ngữ, kỹ năng tin học;
  + Nắm đầy đủ các kỹ thuật làm việc trực tiếp trong sản xuất;
 + Có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc trong lĩnh vực điện công nghiệp;
  + Có khả năng làm việc độc lập, cũng như tổ chức làm việc theo nhóm;
  + Có kỹ năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào quy trình sản xuất;
  + Có kỹ năng giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc thực tế;
  + Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp.
III. NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ KHI THEO HỌC NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Để có thể thành công và theo học được ngành Điện tử công nghiệp, sinh viên cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:
  
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách hợp lý, khoa học;
  + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dụng trong lĩnh vực công nghiệp;
  + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dung trong thiết bị điện tử công nghiệp;
  
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp;
   + Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, các thiết bị điện tử trong thiết kế, cũng như kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử;
   + Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng được yêu cầu sửa chữa hay cải tiến các thiết bị điện tử công nghiệp;
   + Vận hành được các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
   + Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
   + Bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;
   + Tổ chức, điều hành hoạt động của các nhóm làm việc;
   + Hướng dẫn, đào tạo các nhóm làm việc có trình độ thấp hơn.
IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Điện tử công nghiệp có cơ hội xin được làm việc ở những vị trí như:
   + Kỹ thuật viên điện tử công nghiệp: đảm bảo các thiết bị sản xuất được lắp ráp và vận hành đúng, tham gia sửa chữa khi cần thiết.  
   + Kỹ thuật viên cơ khí thang máy: tham gia quá trình thiết lập chế độ vận hành của các thiết bị thang máy, thang cuốn; cũng như kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các thiết bị trong quá trình hoạt động.
   + Thợ điện bên trong: kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, xác minh những tiêu chuẩn an toàn được đáp ứng và có những nâng cấp cần thiết.
   + Nhân viên bảo trì cơ khí: bảo dưỡng máy móc, lắp đặt các thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp; thực hiện công tác nghiệm thu và đào tạo công nhân viên tại các nhà máy, xí nghiệp; thực hiện sửa chữa và khắc phục những sự cố cho khách hàng.
V. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp Trung cấp đúng ngành
  • Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng nhóm ngành kỹ thuật
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
3. Thời gian và Hình thức đào tạo: 
  • Thời gian đào tạo: Liên hệ tư vấn thời gian đào tạo phù hợp
  • Hình thức đào tạo: Thời gian học tập linh hoạt
4. Thời gian tuyển sinh: Phát hành và nhận hồ sơ liên tục trong năm
5. Hồ sơ xét tuyển
+ Bằng tốt nghiệp THPT hoặc TC, CĐ: 02 bản sao công chứng.
+ Bảng điểm TC, CĐ: 02 bản sao công chứng.
+ Sổ hộ khẩu: 02 bản sao công chứng.
+ Giấy khai sinh: 02 bản sao.
+ Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng)
+ Hồ sơ học sinh, sinh viên có dán ảnh và đóng dấu của chính quyền địa phương: 01 bản.
+ 06 ảnh (3×4), lưu ý không chụp quá 06 tháng và có ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh.
+ Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu)
+ Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)

ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quảng cáo trượt phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây