I. THÔNG TIN CHUNG
1. Các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng, có khá nhiều chuyên ngành sâu thuộc nhiều lĩnh vực, tùy từng trường sẽ có khung chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh như:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp: Với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị học, sinh viên còn được tiếp cận kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính...
- Quản trị kinh doanh quốc tế: Khi học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức vững chắc về các lý thuyết về phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa; phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án; có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.
- Marketing: Chuyên ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR…
- Quản trị kinh doanh thương mại: chuyên ngành này cung cấp những kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại thành công, có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, có khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại có hiệu quả.
2. Các khối xét tuyển Quản Trị Kinh Doanh
Đối với các bạn học sinh cuối cấp 3 chuẩn bị bước vào thời giai đoạn thi cử thì việc lựa chọn trường học và ngành học là điều quan tâm nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn khối thi cũng là điều vô cùng quan trọng. Vậy, để vào học ngành Quản trị kinh doanh, các bạn cần phải thi các khối sau:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
- D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
II.THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Chỉ tiêu: 100 sinh viên
2. Thời gian học: 2,5 năm đến 3 năm
3. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc THPT bổ túc.
4.Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo 1 trong 2 phương thức sau:
a. Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi THPT Quốc gia, gồm các tổ hợp ba môn sau:
· Toán, Lý, Hóa (A00)
· Toán, Văn, Anh văn (D01)
· Toán, Văn, Khoa học tự nhiên (A16)
· Toán, Anh văn, Khoa học xã hội (D96)
Xét tuyển từ điểm cao xuống thấp theo từng ngành đào tạo (có cộng điểm ưu tiên theo quy định). Thí sinh có thể dùng một trong bốn tổ hợp trên để xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường.
b. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT ghi trong học bạ:
- Hình thức 1: Xét tổng điểm trung bình chung 5 học kỳ: lớp 10, 11 và Học kỳ 1 lớp 12 (tổng điểm trung bình chung năm học kỳ của tổ hợp môn xét tuyển), gồm các tổ hợp ba môn sau:
· Toán, Lý, Hóa (A00)
· Toán, Lý, Anh văn (A01)
· Toán, Văn, Anh văn (D01)
· Toán, Văn, Lý (C01)
- Hình thức 2: Xét tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 (tổng điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển), gồm các tổ hợp ba môn sau:
· Toán, Lý, Hóa (A00)
· Toán, Lý, Anh văn (A01)
· Toán, Văn, Anh văn (D01)
· Toán, Văn, Lý (C01)
Cả hai hình thức 1 và hình thức 2 đều xét từ điểm cao xuống thấp theo từng ngành đào tạo (có cộng điểm ưu tiên theo quy định). Thí sinh có thể dùng một trong bốn tổ hợp trên để xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường.
5.Thời gian phát và nhận hồ sơ xét tuyển: Ngay hôm nay (ưu tiên xét tuyển hồ sơ nộp sớm)
6. Quyền lợi của sinh viên
- Sinh viên hệ cao đẳng chính quy được hưởng các quyền lợi như sau: được học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, vay vốn tín dụng ngân hàng.
- Sinh viên thuộc các đối tượng diện chính sách được miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước.
- Sinh viên được tham quan, dã ngoại hàng năm.
- Sinh viên, học viên tốt nghiệp được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp theo ngành đào tạo.
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH