1. Mục tiêu đào tạo
* Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế được xây dựng nhằm trang bị cho học viên các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Luật Kinh tế, cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có được những kiến thức hệ thống, hiện đại về pháp luật kinh tế, có năng lực làm việc trong khu vực công (cơ quan quản lý Nhà nước các cấp Bộ, ngành, địa phương) và các khu vực khác (trường học, tổ chức, doanh nghiệp).
* Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức: Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế sẽ làm chủ được những kiến thức chuyên sâu của ngành luật kinh tế của Việt Nam và quốc tế, có khả năng đảm nhiệm công việc ở cấp độ chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo. Bên cạnh đó, người học thạc sĩ Luật kinh tế sẽ là người có tư duy phản biện; có khả năng phản biện - nhận thức đa chiều và tìm ra giải pháp; có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
- Về kỹ năng: Người học được đào tạo thạc sĩ luật kinh tế định hướng thực hành tại trường sẽ:
+ Ứng dụng được lý thuyết pháp lý kinh tế chuyên sâu để giải quyết những vấn đề phức tạp trong thực tiễn về quản lý kinh tế và đầu tư, kinh doanh.
+ Kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý để người học tiếp tục tự đào tạo, phát triển năng lực cá nhân.
+ Kỹ năng tiếng Anh đạt được mức đọc hiểu một báo cáo hay trình bày một bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành luật kinh tế; có thể diễn đạt bằng tiếng Anh trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn, trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh.
2. Các vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
Người tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành đào tạo luật kinh tế theo định hướng ứng dụng có thể tham gia thực hiện công việc chuyên môn ở các vị trí:
- Đã tốt nghiệp trình độ đại học tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng chính thức của nước sở tại; hoặc
- Đã tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam; hoặc
- Đạt trình độ ngoại ngữ do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định nhưng tối thiểu phải từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại Phụ lục II, do một tổ chức khảo thí được quốc tế hoặc Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển; hoặc
- Người dự tuyển đáp ứng quy định tại các điểm a, b, c khoản này nhưng không phải là tiếng Anh phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
Tác giả bài viết: https://tuyensinhdaotao24h.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn