- Mở rộng, nâng cao và cập nhật cho học viên các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học về quản lý kinh tế.
- Nắm vững kiến thức trong chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế để phân tích, đánh giá tổng hợp các tác động của quản lý kinh tế vĩ mô từ đó có những phương hướng, chiến lược đúng đắn, mang lại chính sách giải quyết một cách hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt là phải hiểu rõ các nguyên tắc quản lý kinh tế, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, từ đó, hoàn thiện khả năng đưa ra quyết định phù hợp với đạo đức và luật pháp để hạn chế những rủi do trong quản lý kinh tế.
- Hiểu biết và làm chủ để ứng dụng thành thạo những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và kinh tế vào việc phân tích, đề xuất và hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ở các cấp độ ngành/địa phương khác nhau
- Có năng lực chuyên môn sâu về quản lý kinh tế, thông thạo các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, có kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trang bị các kiến thức mới theo hướng chuyên sâu và ứng dụng cho học viên đặc biệt kiến thức chuyên ngành về quản trị, quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập. Trong đó dành một khối lượng kiến thức hợp lý để học viên giải quyết những tình huống và các vấn đề thực tiễn của các cơ quan quản lý nhà nước trong môi trường toàn cầu hóa.
- Hiểu biết và làm chủ để ứng dụng thành thạo những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và kinh tế vào việc phân tích, đề xuất và hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ở các cấp độ ngành/địa phương khác nhau; Kiến thức sâu về lý thuyết và thực tiễn của công tác quản lý kinh tế chung cũng như quản lý cụ thể (chính sách, tài chính, đầu tư, nhân lực, nông thôn, đô thị…) trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
- Làm chủ kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng hoạch định chiến lược và kĩ năng ra quyết định để xử lý các biến động trong quá trình quản lý kinh tế;
- Nắm bắt cơ hội kinh doanh, huy động và tổ chức nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu quản lý kinh tế;
- Có kĩ năng phân tích, đánh giá và giải quyết kịp thời các vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình quản lý kinh tế;
- Có kĩ năng vận dụng các công cụ thống kê, các kỹ thuật phân tích định lượng của ngành kinh tế và quản lý công vào hoạt động thực tiễn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý;
- Có kỹ năng tư duy, phản biện, nghiên cứu độc lập và phát hiện, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế; Tìm kiếm đối tác và thị trường để thực hiện và mở rộng mục tiêu quản lý kinh tế;
- Linh hoạt và sáng tạo trong việc lên ý tưởng quản lý và thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong quản lý kinh tế đối với từng ngành, từng lĩnh vực và đối với các đối tượng cụ thể trong quản lý.
- Có tư duy phản biện về qui hoạch, chính sách và tổ chức;
- Khả năng tư duy, sáng tạo, tổ chức các công việc quản lý một cách độc lập tại các cơ quan quản lý nhà nước; Khả năng tổ chức, phối hợp và làm việc theo nhóm, phát triển nhóm để thực hiện những công việc được giao một cách hiệu quả;
- Tự tin, linh hoạt, khéo léo khi giao tiếp với đối tác, đối tượng quản lý đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của đối tác, đối tượng quản lý trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế;
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:
Về văn bằng:
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi theo quy định;
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần hoặc một số ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi và đã học bổ sung kiến thức theo quy định;
- Thí sinh có bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có văn bản công nhận là “Bằng đại học” do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
Về kinh nghiệm công tác chuyên môn:
Người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào chuyên ngành Quản lý kinh tế phải có tối thiểu 01 (một) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị, quản lý.
3. Hình thức và thời gian đào tạo:
Chương trình thạc sĩ Quản lý kinh tế được tổ chức đào tạo theo tín chỉ, định hướng ứng dụng.
Do đối tượng học viên phần lớn đang làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ sở đào tạo đại học, các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, các tổ chức quốc tế, vì vậy, về cơ bản. Hình thức học không tập trung thời gian đào tạo là 2 năm. Các lớp học được tổ chức vào các buổi tối hoặc thứ bảy và chủ nhật cho phù hợp với đối tượng người học. (Tuy nhiên, nếu số lượng học viên đăng ký học ban ngày đủ để tổ chức lớp học, nhà trường sẽ bố trí cả lớp học vào ban ngày theo hình thức tập trung). Một năm học viên được tập trung thành hai kỳ, mỗi kỳ tập trung từ 2 đến 3 tháng, tổng số 3 kỳ học tập trung và một kỳ viết luận văn thạc sĩ.
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
Tác giả bài viết: https://tuyensinhdaotao24h.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn